Những năm gần đây thị trường kinh doanh spa, thẩm mỹ, làm đẹp hoạt động ngày một sôi nổi và vẫn tiếp tục tăng trưởng không hề có dấu hiệu hạ nhiệt bởi làm đẹp đang dần trở thành một nhu cầu cấp thiết của con người. Bài viết này dành cho những người biết nắm bắt cơ hội, có ý định tham gia vào thị trường thẩm mỹ và đang cần tìm kinh nghiệm kinh doanh spa thành công của người đi trước.
Ngày nay cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi đầy đủ, cơm ăn áo mặc không còn là vấn đề cấp thiết mà thay vào đó là nhu cầu được hưởng thụ, làm đẹp và thể hiện bản thân. Chính vì vậy đây là cơ hội làm giàu của ngành kinh doanh spa, thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe.
Hơn thế, với sự phát triển của xã hội hiện nay, làm đẹp không còn là đặc quyền của mình phái yếu mà còn mở rộng sang cả đối tượng là nam giới. Mọi người đều không ngần ngại chi tiền cho các dịch vụ như chăm sóc da mặt, massage giảm cân, xông hơi,.. Với đối tượng khách hàng ngày càng mở rộng như vậy, kinh doanh spa vẫn sẽ là một lĩnh vực béo bở có tiềm năng phát triển cao thu về nhiều lợi nhuận.
Hãy cũng với diadiemlamdep.com tham khảo bài viết này, trước khi bạn quyết định kinh doanh spa
Với người mới bắt đầu kinh doanh spa cần lên một kế hoạch chi tiết cho dự án để đảm bảo mọi thứ được tiến hành đúng quy trình và tiến độ. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của bản thân, phân tích các đối thủ cạnh tranh, xác định đối tượng khách hàng chính, lựa chọn loại hình kinh doanh. Dự trù tài chính, thuê mặt bằng spa ở đâu, chọn cơ sở thi công thiết kế spa như thế nào, tuyển nhân viên spa như thế nào, với số lượng bao nhiêu,… Tất cả nên được sắp xếp thành một bản kế hoạch bài bản.
Bạn kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. Phải luôn Xác định đối tượng, khách hàng mục tiêu của bạn là gì. Bạn cần xác định được nhóm khách hàng mà mình tập trung hướng tới là những đối tượng nào, có phù hợp với dịch vụ mà bạn cung cấp. Việc xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp đơn vị kinh doanh tiết kiệm nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, mang hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh.
Một số yếu tố có thể xét đến khi xác định khách hàng mục tiêu như:
Tuổi tác: với mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về dịch vụ của họ cũng khác nhau
Giới tính: Kinh doanh spa cho mọi người, cho ngách mẹ bầu,….
Địa lý: Bạn kinh doanh ở khu vực gần bạn hoặc sau này mở rộng xa hơn
Thu nhập: Giá dịch vụ của bạn phù hợp với đối tượng nào? Bình dân, trung cấp hay cao cấp…
Để vận hành một hệ thống kinh doanh tốt bạn cần nắm vững kiến thức loại hình dịch vụ spa muốn đầu tư. Kinh doanh spa làm đẹp cần có kiến thức chuyên môn khác với kinh doanh spa dưỡng sinh. Nếu bạn kinh doanh cơ sở spa lớn, đầu tư vào nhiều mảng dịch vụ, yêu cầu kiến thức về mặt tổng thể cao. Không chỉ kiến thức chuyên môn mà bạn còn nên có hiểu biết về mặt quản trị doanh nghiệp.
Với các cơ sở kinh doanh spa mini quy mô nhân viên ít, việc bạn vừa là chủ vừa là nhân viên chắc chắn sẽ yêu cầu về mặt chuyên môn thành thạo.
Nếu nói về loại hình spa thì nhiều người liệt kê như: loại hình spa dưỡng sinh, spa đông y, loại hình spa thiên nhiên, spa thư giãn… Tuy nhiên trên thực tế, đây chỉ là các phong cách định hình cho spa mà thôi.
Hiện nay, các chuyên gia trong nghành Spa phân loại thành 4 mô hình spa quan trọng nhất là: Day Spa, Clinic Spa, Beauty Spa và Home Spa. Mỗi mô hình được xây dựng với một định hướng riêng, một phong cách riêng. Và khi bạn làm chủ bạn cần định hướng cho spa của mình phù hợp với mô hình nào hợp lý.
Đọc thêm: Tìm hiểu các loại hình dịch vụ spa hiện nay
Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân trước khi đưa ra những quyết định mua sắm giúp bạn giảm thiểu được những chi phí phát sinh không đáng có. Nếu bạn muốn mở tiệm spa mini tại nhà với một số vốn nhỏ, bạn nên đầu tư vào mua sắm máy móc và các khóa học chuyên môn hơn là chi tiêu cho việc trang trí, decor quá phức tạp. Còn với những spa lớn có nguồn tài chính mạnh, họ có thể đầu tư thêm vào không gian, dịch vụ và quảng bá thương hiệu
Với một người chưa có kinh nghiệm kinh doanh spa, việc tính toán số vốn hợp lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Vốn kinh doanh spa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa điểm, số lượng nhân viên, loại hình spa,…
Một số chi phí cơ bản mà đơn vị kinh doanh spa nào cũng cần có:
Tiền thuê mặt bằng, điện nước hàng tháng;
Mua máy móc, thiết bị spa;
Mua mỹ phẩm spa chuyên dùng;
Trả lương cho nhân viên;
Xây dựng cơ sở vật chất, trang trí spa;
Chi phí học tập, nâng cao tay nghề;
Thiết kế logo thương hiệu.
Đọc thêm: Kinh doanh mở spa cần bao nhiêu vốn
Nhiều đơn vị kinh doanh spa bỏ quên một trong những yếu tố quan trọng trong việc góp phần xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng đó chính là xác định được dịch vụ spa chính. Việc phân tích và nắm được điểm mạnh của bản thân và khiến chúng trở thành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh khác rất quan trọng. Nhưng nhiều chủ doanh nghiệp lại bỏ quên điều này.
Như ở trên mình có đề cập các loại hình dịch vụ spa. Các chủ spa không nên lẫn lộn để mua nhầm các trang thiết bị. Dẫn đến tốn kém chi phí mà hiệu quả chăm sóc khách hàng không cao.
Vậy nên cần xác định loại hình mà mình cần kinh doanh để mua sắm thiết bị, máy móc và cả mỹ phẩm để phục vụ khách hàng được chu đáo hơn.
Công việc lựa chọn tên cho mỗi cơ sở kinh doanh đều là công việc gây nhiều đau đầu cho mỗi chủ doanh nghiệp. Tên spa là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với khách hàng vì vậy nên chọn tên spa đẹp, dễ nhớ. Về lâu về dài, tên spa, logo spa chính là yếu tố tạo nên độ nhận diện thương hiệu của spa chính vì vậy lựa chọn tên spa một cách cẩn trọng ngay từ ban đầu có thể tránh được nhiều phiền phức không đáng có về sau.
Lựa chọn đia điểm đặt mặt bằng kinh doanh là yếu tố rất quan trọng tạo ra sự thành công của một đơn vị kinh doanh spa. Với điều kiện tài chính hạn hẹp bạn có thể kinh doanh tại nhà, tại chung cư để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng hàng tháng. Mô hình kinh doanh spa mini tại nhà phù hợp ở nơi đông dân cư, tận dụng nguồn khách quen xung quanh địa điểm sinh sống.
Với những cơ sở kinh doanh spa quy mô lớn hơn nên đầu tư vào việc lựa chọn địa điểm làm mặt bằng kinh doanh.
Lựa chọn địa điểm spa phù hợp với đối tượng kinh doanh, spa dưỡng sinh thư giãn thì nên tránh những khu vực tập trung nhiều quán nhậu, gần chợ. Với phương châm “buôn có chợ, bán có phường” có thể chọn nơi đã có nhiều tiệm spa sẽ có mức độ tự tìm kiếm của khách hàng cao.
Nên lựa chọn những tuyến đường sầm uất đông người qua lại, gần các trung tâm thương mại, nơi có nhiều văn phòng công ty thích hợp mở các dịch vụ spa làm đẹp, phun xăm thẩm mĩ. Nơi có nhiều khách du lịch như các khu phố tây, phố tàu, phố hàn. Những khu vực này thường có chi phí thuê mặt bằng cao tuy nhiên lại có lượng khách du lịch nước ngoài qua lại nhiều phù hợp mở các loại dịch vụ, massage chân, massage thư giãn,..
Không nên chọn những tuyến đường cao tốc, nhiều xe to đi lại, tuyến đường có giải phân cách.
Ngoài ra chủ cơ sở kinh doanh spa nên lưu ý đến vấn đề chỗ đậu đỗ xe, đây là chi tiết không chỉ người kinh doanh spa mà cả những ngành hàng khác cũng mắc phải gây khó chịu cho khách hàng. Nhiều tuyến đường cấm đậu đỗ xe ô tô hay tuyến đường quá hẹp không đủ thông thoáng để đỗ xe cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng
Ngoài ra với những người có quan niệm về phong thủy mạnh có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh spa hợp phong thủy.
Các chủ doanh nghiệp kinh doanh spa nên lưu ý spa thẩm mỹ là nghành kinh doanh đặc biệt nên sẽ có một số yêu cầu, điều kiện về mặt an ninh khi thực hiện đăng kí kinh doanh. Thủ tục đăng kí kinh doanh spa bao gồm:
+Đối với hộ kinh doanh:
– Đơn đăng ký kinh doanh spa – Thẩm mỹ viện
– CMND, Hộ khẩu
– Chứng chỉ hành nghề spa – Thẩm mỹ viện;
+ Với trường hợp thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh spa thì cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Đơn đăng ký thành lập DNTN
– Đối với Công ty TNHH 1 thành viên: Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu; Điều lệ Công ty
– Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ CTy; Danh sách thành viên theo mẫu.
Mã ngành đăng ký kinh doanh ngành spa thẩm mỹ là 96100 : có nội dung Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao).
Đây là hạng mục quan trọng mà dù bạn kinh doanh spa quy mô nhỏ tại nhà hay kinh doanh spa quy mô lớn đều phải quan tâm. Nếu bạn đã là một người thợ có tay nghề cao, am hiểu về máy móc, thiết bị của spa thì có thể bỏ qua mục này. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu, chưa có hiểu biết với các loại thiết bị ở spa nên tham khảo. Xác định đúng nhu cầu dịch vụ và đầu tư hợp lý máy móc thiết bị sẽ tiết kiệm cho bạn một phần chi phí đáng kể.
Ngoài máy móc thiết bị, một phần chi phí cố định mà bạn cần bỏ ra đó là xây dựng cơ sở vật chất. Sau khi xác định được loại hình spa, đã tìm được địa điểm kinh doanh phù hợp chúng ta sẽ bắt tay vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Với những tiệm spa lớn ngay từ đầu đã phải định hình được phong cách mà tiệm của mình hướng đến. Một bản thiết kế hoàn chỉnh có định hướng phong cách rõ ràng có thể sẽ cần sự trợ giúp của các công ty thi công thiết kế.
Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào các công ty kiến trúc chuyên nghiệp đặc biệt là những tiệm spa mini quy mô vốn ít. Điều bạn cần làm là xem lại kế hoạch chi tiết, xác định ý tưởng chủ đạo, đầu tư vào không gian làm việc chính. Đặc biệt nên tránh việc tham khảo và sao chép từ nhiều nguồn tạo ra những thiết kế rối mắt không phù hợp với định hướng ban đầu.
Con người là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của mỗi cơ sở kinh doanh bất cứ ngành nghề nào cũng cần có
Với chủ spa từng là nhân viên lành nghề có thể kết hợp kinh doanh và đào tạo nhân viên. Tuyển chọn những nhân viên chưa có chuyên môn tuy mất thời gian nhưng tiết kiệm chi phí và có thể đào tạo theo ý muốn của bản thân. Đây là ý tưởng không tệ dành cho các chủ kinh doanh spa nhỏ
Với các doanh nghiệp kinh doanh spa quy mô lớn thì đội ngũ nhân viên spa chính là lực lượng chủ đạo. Ngoài ra spa là loại hình kinh doanh dịch vụ nên ngoài chuyên môn nhân viên spa cần thêm một số kĩ năng mềm khác cần thiết khi tiếp xúc với khách hàng. Một vài yêu cầu cần thiết khi tuyển nhân viên spa như:
Chọn đồng phục spa thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉnh chu của nhân viên gây ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Bên cạnh việc thể hiện sự chuyên nghiệp thì đồng phục cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu của spa. Chọn đồng phục có màu sắc trang nhã, màu sắc nhẹ nhàng; tránh các màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ. Trên đồng phục có in logo của cơ sở kinh doanh. Kiểu dáng nên đơn giản dễ hoạt động, thuận tiện trong quá trình làm việc.
Sau khi hoàn thành các bước mở spa bạn đã có địa điểm kinh doanh, spa của bạn trang trí bắt mắt, máy móc thiết bị hiện đại, nhân viên niềm nở tay nghề cao nhưng lượng khách hàng ghé thăm vẫn không khả quan. Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là khách hàng vẫn chưa biết đến bạn. Điều bạn cần lúc này là các giải pháp marketing quảng bá thương hiệu.
Có nhiều loại hình marketing để đưa thương hiệu của các bạn đến với khách hàng. Tuy nhiên trong thời đại internet, mạng xã hội phổ biến như hiện nay các giải pháp digital marketing online được sử dụng phổ biến nhất.
Với sự bùng nổ của internet, việc lựa chọn các công cụ quảng cáo trực tuyến luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các chủ spa hiện nay. Vì công cụ online nhanh chóng truyền tải thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Bạn cần cập nhật các thông tin, dịch vụ, sản phẩm của spa lên website, fanpage để thường xuyên tiếp cận khách hàng. Ngoài ra cũng nên cập nhật ở các mạng xã hội khác cũng như trên diễn đàn.
Các công cụ và dịch vụ online mà bạn cần quan tâm đó là SEO Web lên top google, quảng cáo google, quảng cáo Facebook, hay Zalo. Đây chính là các công cụ online tiếp cận nhanh và hiệu quả nhất đến khách hàng của bạn.
Vấn đề an toàn vệ sinh là một vấn đề rất nhức nhối trong ngành kinh doanh dịch vụ spa thẩm mĩ. Có nhiều cơ sở kinh doanh vì ham miếng lời trước mắt mà xem nhẹ vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe. Dụng cụ spa chuyên dụng dùng xong phải khử trùng sạch sẽ thường xuyên. Những sản phẩm dùng cho khách hàng phải có chất lượng, được kiểm duyệt chặt chẽ. Khu vực làm việc luôn phải gọn gàng, sạch sẽ.
Có nhiều cơ sở kinh doanh spa rất đông khách tuy nhiên đến lúc tổng kết cuối tháng họ nhận ra rằng chi phí chi ra cho các khoản nhỏ nhặt như mỹ phẩm, khăn lau,… chiếm một phần khá lớn. Chính vì vậy đừng xem nhẹ những khoản phải chi nho nhỏ thường ngày như vậy, tích tiểu thành đại và một ngày bạn tá hỏa nhận ra lợi nhuận của mình đã “bốc hơi” đến chỗ nào.
Một tip nhỏ cho các chủ spa tận dụng được lượng khách hàng của mình đó là kinh doanh thêm các sản phẩm phụ. Ví dụ như loại tinh dầu bạn thường sử dụng, loại sữa rửa mặt mà khách hàng vẫn ưa thích mỗi khi sử dụng dịch vụ bên bạn. Trước đó bạn đã xây dựng được niềm tin của khách hàng vì vậy các khoản thu “phụ” này có thể sẽ đem lại kết quả lợi nhuận không hề nhỏ cho bạn.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh spa mà Địa điểm Làm Đẹp chia sẻ với bạn. Chúc spa của bạn thành công và luôn có khách hàng.
Đọc thêm: Chia sẻ cách thu hút khách hàng đến spa