Có được hàm răng trắng sáng và chắc khỏe là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Hàm răng không chỉ đảm nhận vai trò thẩm mỹ mà còn giữ chức năng ăn nhai rất quan trọng, mất răng sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Nhu cầu răng miệng hiện nay rất cao, nhiều phòng khám nha ra đời nhằm đáp ứng lượng người đó. Tuy nhiên, để mở ra được phòng khám nha khoa thì không phải dễ, nó tốn khá nhiều tiền, chi phí và tùy thuộc vào quy mô của bạn.
Và bạn cần có kế hoạch tài chính rõ ràng chứ không thể mở bừa như vậy được. Vậy nên bạn cùng với chúng tôi tham khảo bài viết sao để có tự mình lên kế hoạch tài chính cho phòng khám của mình
Khi đã quyết định mở phòng khám nha khoa, việc đầu tiên bạn phải lựa chọn mặt bằng phù hợp. Địa điểm để xây dựng nha khoa phải nằm ở tuyến đường nhiều người qua lại, có thể không phải là ở trung tâm thành phố nhưng phải là vị trí dễ tìm kiếm, thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng.
Ở các thành phố lớn thì giá mặt bằng khá cao, giao động từ 10-20 triệu/ tháng, thậm chí có những nơi hơn.
Thông thường thì việc thuê mặt bằng kinh doanh sẽ thanh toán theo năm hoặc 6 tháng 1 lần. Chính vì vậy mà bạn cần chuẩn bị 1 số tiền khá lớn ban đầu để thuê mặt bằng.
Lựa chọn mặt bằng đúng đắn, thu hút được sự chú ý của khách hàng thì việc hoạt động kinh doanh sau này của bạn sẽ thuận lợi hơn.
Nếu bạn có mặt bằng sẵn thì quá tuyệt vời, bạn có thể tiết kiệm được 1 số tiền kha khá để đầu tư vào việc khác.
Đối với những mặt bằng đã có sẵn nhà để bạn sử dụng làm phòng nha khoa thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí, bạn chỉ cần chỉnh sửa lại sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của một phòng nha.
Còn nếu bạn thuê mặt bằng thì bạn cũng cần thiết kế lại sao cho phù hợp với một phòng khám.
Về phần thiết kế, cần đảm bảo phòng nha có đủ độ sáng, trần chống bụi, không gian phải thật sự thoáng đãng, sạch sẽ, đảm bảo chuẩn vệ sinh.
Theo điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, diện tích phòng khám ít nhất là 10m2. Nếu phòng khám có 3 ghế nha khoa trở lên thì cần sắp xếp sao cho mỗi ghế nha cách nhau ít nhất là 5m2. Ngoài ra, nếu phòng khám có trang bị các thiết bị bức xạ (như thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế nha), thì phòng đó cần đảm bảo và đáp ứng các quy định về an toàn bức xạ.
Bên cạnh đó, tùy quy mô của phòng khám, bạn cần trang bị thêm bàn ghế làm việc của các bác sĩ, ghế chờ cho bệnh nhân, phòng điều trị, phòng phẫu thuật…
Các chi phí xây dựng, trang bị nội thất sẽ dao động từ 50 triệu – hàng trăm triệu tùy vào từng quy mô, diện tích của phòng khám.
Máy móc và thiết bị kỹ thuật là phần không thể thiếu khi mở nha khoa. Hiện nay, khi mà công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, nhiều thiết bị máy móc hiện đại ra đời, muốn phòng nha của bạn phát triển trong tương lai thì đòi hỏi bạn phải trang bị một hệ thống máy móc và thiết bị kỹ thuật hiện đại, đủ để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Các thiết bị cố định ban đầu bao gồm:
Ghế nha
Tay khoan nha khoa
Thiết bị chăm sóc- vệ sinh răng miệng (Máy lấy cao)
Đèn trám
Thiết bị chẩn đoán hình ảnh
Máy nội nha, máy nén khí
Thiết bị vô trùng
Các thiết bị hiện đại, cao cấp
Thiết bị chẩn đoán hình ảnh (Pano, Cepha, 3D)
Thiết bị phẫu thuật (máy nhổ răng không sang chấn Piezotome; máy cấy ghép Implant, máy tạo hình nướu)
Thiết bị vệ sinh răng miệng PT-A
Máy tẩy trắng
Máy quét Scan- lấy dấu
Các vật tư tiêu hao
Bông gạc vô trùng
Găng tay
khăn lau miệng
kim gây tê, thuốc tế
Nong ống tủy
Sẽ khó để nói cụ thể chi phí để trang bị máy móc và thiết bị kỹ thuật, vì điều này còn tùy vào sự lựa chọn của mỗi người. Hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn những loại máy móc phù hợp, vừa tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn là người mở nha khoa với quy mô nhỏ và là bác sĩ trực tiếp chăm sóc răng cho khách hàng thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Còn nếu bạn không trực tiếp làm việc thì cần phải thuê đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. Số lượng nhân viên còn tùy thuộc vào quy mô của phòng khám. Khi bạn tuyển những bác sĩ, nhân việc có trình độ cao, kỹ thuật giỏi thì chi phí tiền lương khá cao, nhưng đổi lại là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
Bạn có thể tham khảo như sau
Một phòng khám cơ bản từ 3-5 ghế thường bao gồm các vị trí như:
2 bác sĩ nha khoa (Quỹ lương dao động 100-150 triệu/ tháng)
2 trợ thủ – (Quỹ lương dao động 16-24 triệu/ tháng)
2 lễ tân – (Quỹ lương dao động 6-8 triệu / tháng)
1 kế toán (Quỹ lương dao động 8-12 triệu/ tháng)
Nhìn chung, Lương thưởng cho nhân sự phòng khám sẽ chiếm khoảng 25% chi phí và nên khống chế ở mức tối đa là 30% tổng chi phí.
Marketing và quảng cáo là một trong những phương pháp hiệu quả giúp dịch vụ của bạn đến với khách hàng mục tiêu nhanh nhất.
Bạn cũng biết là hiện nay, sự cạnh tranh luôn luôn có. Vậy nên bạn cần phải có những kế hoạch để thu hút khách hàng về phía bạn. Và bạn cần khai thác triệt để sức mạnh của internet như lập trang web, facebook thường xuyên cập nhật hình ảnh, hoạt động của nha khoa, các dịch vụ tại phòng nha, hình ảnh thực tế của khách hàng để tăng tính khách quan. Chính vì vậy, chi phí để thuê một đội ngũ nhân viên chạy quảng cáo là khá cao, nhưng lại mang đến cho bạn một lượng khách hàng lớn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Ngoài ra các hoạt động Marketing bao gồm: voucher, giảm giá dịch vụ, quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi hay quảng cáo truyền hình.
Đặc biệt, xu hướng quảng cáo trực tuyến thông qua chạy quảng cáo Facebook, Google, Youtube, PR báo,… mang tới hiệu quả nhanh chóng.
Thường các chi phí Marketing sẽ chiếm khoảng 25 – 50% tổng doanh thu hàng tháng. Thường thời gian đầu, ngân sách bỏ ra cho Marketing khá nhiều. Tuy nhiên, đây là cách tăng tính nhận diện thương hiệu nên bạn cũng có thể chấp nhận đầu tư để nhiều người biết tới.
Ngoài các chi phí kể trên, thì bạn cần trả thêm các chi phí khác như điện, nước, wifi, phí gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa và chi phí đào tạo được chi trả theo năm.
Một khoản chi phí mở phòng khám nha khoa nữa đó là đồng phục cho bác sĩ, nhân viên, lễ tân, bảo vệ. Đây cũng là cách mang tới sự thống nhất, chuyên nghiệp trong thiết kế phòng khám và tăng tính nhận diện thương hiệu.
Kết Luận
Để mở được một phòng khám nha khoa thì bạn cần có kế hoạch về tài chính, chi phí để có thể phân bổ sao cho phù hợp và tiết kiệm. Tùy vào quy mô hoạt động mà khoản phí nên trên có thể chệnh lệnh nhất định. Nếu bạn vẫn chưa định hình được ngân sách thì có thể nhờ đơn vị tư vấn giúp bạn. Để bạn có thể tiết kiệm và dễ dàng vận hành phòng khám của mình hơn.
Hi vọng bài viết trên đây, sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền vốn.